Các lựa chọn âm thanh tuyệt vời đã mang dấu ấn của Massdrop (Phần 1)
Mức giá 400 USD vẫn chưa hẳn là nằm trong tầm với của tất cả mọi người, song chất âm của THX00 quả thực có thể thuyết phục bất cứ một người yêu nhạc nào, từ những người mới do dự bước chân vào cuộc chơi audio cho tới những tay chơi sành sỏi.
Không chỉ là một trang web mang các sản phẩm audiophile tên tuổi ở mức giá dễ chịu hơn giá thông thường tới người dùng, Massdrop còn trực tiếp làm việc với các hãng sản xuất để tạo ra các mẫu tai nghe, amp/DAC độc quyền. Và tất cả chúng đều tuyệt vời.
Nếu bạn chọn ra một khái niệm quan trọng nhất liên quan tới kinh phí khi "chơi" tai nghe thì chắc chắn các audiophile sẽ lựa chọn con số p/p, tức price (giá thành)/performance (hiệu năng/giá trị mang lại). Điều đó có nghĩa rằng ngay cả khoản tiền (ví dụ) 5 triệu đồng cũng sẽ không phải là quá lớn nếu như các nhà sản xuất thuyết phục được người dùng rằng sản phẩm 5 triệu là một món hời khi mang lại chất âm không thua kém những sản phẩm 10 triệu, 15 triệu đồng.
Nhưng rõ ràng là trên bất cứ lĩnh vực nào, bạn không thể cứ mãi hạ giá sản phẩm mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng. Những linh kiện dù nhỏ nhặt nhất vẫn là một phần tạo ra tổng thể âm thanh, và cuối cùng các nhà sản xuất phải tìm được điểm cân bằng giữa price và performance. Nói cách khác, chiến lược hạ giá thành sản xuất sẽ có ngày đi tới điểm giới hạn về chất âm. Cuối cùng thì kinh doanh vẫn phải sinh lời, và những chiếc tai nghe 5 triệu đồng không sớm thì muộn cũng sẽ đạt tới giới hạn trong cuộc chơi "cắt giảm chi phí sản xuất".
Thật may mắn, thị trường âm thanh vẫn còn có một cách khác để tối ưu giá trị mang lại tới người nghe. Điều gì sẽ xảy ra nếu như 500 người cùng "hứa" sẽ mua một chiếc tai nghe 250 USD? Nhà sản xuất có thể yên tâm xuất xưởng 500 chiếc tai nghe tới người dùng mà không lo về chi phí kho bãi, chiết khấu cho các chuỗi bán lẻ... Một mô hình như vậy sẽ giúp giảm chi phí cho nhà sản xuất, và khoản chi phí tiết kiệm này sẽ trở về tay người tiêu dùng, giúp mang lại những sản phẩm có chỉ số price/performance cao hơn trước.
Mô hình kể trên đã được hiện thực hóa bởi Massdrop, một startup chưa đầy 5 năm tuổi do 2 cựu sinh viên gốc Á của Đại học Toronto sáng lập. Các mặt hàng được đưa lên Massdrop phủ sóng tất cả các lĩnh vực, nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các lĩnh vực có khá ít người chơi và quy mô sản xuất cũng thường nhỏ lẻ như tai nghe audiophile. Rất nhiều hãng tai nghe, loa và amp/DAC đình đám đã bước chân lên Massdrop, từ những huyền thoại Âu Mỹ như AKG, Beyerdynamic, Grado, các tên tuổi Nhật Bản được yêu quý như Fostex, Audio Technica cho tới các hãng Trung Quốc non trẻ như Gustard và xDuoo.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ không đề cập tới tất cả những sản phẩm audiophile chất lượng cao đã từng xuất hiện trên Massdrop, bởi đơn giản là chúng quá, quá nhiều. Thay vào đó, chúng tôi sẽ chỉ nhắc tới các mẫu tai nghe, amp/DAC độc quyền cho Massdrop, bao gồm cả các sản phẩm "sẽ không bao giờ tồn tại nếu không có Massdrop" theo khẳng định từ chính các nhà sản xuất. Theo đúng tôn chỉ của trang web này, đây sẽ là những thiết bị âm thanh chất lượng nhất trên mức giá hấp dẫn nhất.
DAC/amp Grace Design x Massdrop m9XX
giá thành bỏ ra
Grace Design x Massdrop m9XX.
Là ngôi sao sáng nhất của cuộc cách mạng amp/DAC tầm trung, m9XX cũng có thể coi là sản phẩm đưa Massdrop lên bản đồ thế giới tai nghe cao cấp. Không phải vô cớ mà chiếc amp/DAC "rút gọn" từ mẫu m920 trị giá 2.000 USD của Grace Design lại được tán thưởng tới vậy: về mặt chất âm, m9XX là điểm dừng giữa 2 huyền thoại Chord Mojo và iDSD Micro, đủ chi tiết nhưng cũng đủ nhạc tính để làm vừa lòng bất cứ audiophile nào. Về sức mạnh, m9XX đủ sức để kéo những chiếc tai nghe khó nhằn như HD800S nhưng cũng rất thân thiện với những chiếc tai nghe trở thấp của Grado hay Audio Technica. Về tính năng, m9XX có đầy đủ kết nối USB và Toslink, có hai cổng đầu vào để đảm bảo tín hiệu "sạch" nhất, có 2 cổng ra cho tai nghe và đặc biệt là có màn hình LED cùng cơ chế điều khiển thông minh chỉ qua một nút bấm duy nhất tích hợp vào núm volume.
Tất cả gói gọn trong thân hình nhỏ gọn chỉ nhỉnh hơn đôi chút so với... chiếc bánh trưng rán bạn ăn cho bữa sáng.
Dĩ nhiên, công việc thiết kế và sản xuất m9XX là do Grace Design sản xuất. Thế nhưng, Massdrop mới là người đã trực tiếp liên hệ với Grace để mang chất âm của m920 (vốn là sản phẩm có nhiều tính năng phục vụ cho các kỹ sư âm thanh chuyên nghiệp) xuống mức giá chỉ 500 USD, cùng lúc đánh bại cả những lựa chọn "pro" như Benchmark DAC1 hoặc Apogee Mini DAC. Cũng với chiếc amp/DAC này, Massdrop đã bắt đầu sở hữu một lựa chọn tuyệt vời để làm nguồn phát cho những chiếc tai nghe giá rẻ.
Tai nghe over-ear dạng đóng Fostex x Massdrop THX00
Là sản phẩm ra đời từ sự kết hợp giữa hãng âm thanh Nhật Bản Fostex và Massdrop, THX00 cũng là một "hiện tượng" của làng audiophile năm vừa qua. Mới thoạt nhìn, bạn có lẽ sẽ liên tưởng THX00 tới mẫu Denon D7000 (1000 USD) rất được ưa chuộng, song chiếc tai nghe 400 USD của Massdrop lại là đàn em trực tiếp từ mẫu đầu bảng TH900 của Fostex, vốn được bán với giá 1300 USD.
Phiên bản Purpleheart của Fostex x Massdrop THX00.
Cũng bởi vậy mà THX00 thừa hưởng những đặc tính âm thanh của cả D700 và TH900: nếu bạn vừa thích nghe nhạc để tận hưởng, vừa thích nghe nhạc để tìm tòi phân tích các chi tiết trong bài nhạc, THX00 là lựa chọn dành cho bạn. Gần như chắc chắn các audiophile sẽ xếp hạng THX00 là một mẫu closed back dành cho basshead (người cuồng bass), song đây chắc chắn không phải là "anh em" của Beats Studio. Trái lại, THX00 là phiên bản giàu bass của TH900, thừa hưởng rất nhiều điểm mạnh từ đàn anh nghìn đô của mình: bạn sẽ khó có thể tin được một mẫu closed-back 400 đô như THX00 lại có treb tơi, mid ngọt ngào và âm trường rộng rãi với vậy. Không thực sự sắc bén như TH900 và do đó có thể coi là kém "hi-fi" hơn, THX00 ghi điểm nhờ tổng thể âm thanh thực sự giàu nhạc tính để bạn tận hưởng bất cứ thể loại nào, từ những bản Jazz Vocals mùi mẫn cho tới những nhịp Hip-hop rất nảy, từ Symphonic Metal hùng tráng cho tới các bản Indie Pop vui nhộn.
Mức giá 400 USD vẫn chưa hẳn là nằm trong tầm với của tất cả mọi người, song chất âm của THX00 quả thực có thể thuyết phục bất cứ một người yêu nhạc nào, từ những người mới do dự bước chân vào cuộc chơi audio cho tới những tay chơi sành sỏi.
Phiên bản Mahogany của Fostex x Massdrop THX00.
Cuối cùng, ngoại hình hoàn mỹ cho phép THX00 có thể chiếm ngôi đầu bảng trong bất cứ một cuộc thi "hoa hậu tai nghe" nào, đánh bật cả những cô nàng cá tính như V-MODA M100 lẫn những quý bà như Sennheiser HD598. Hiện tại, Massdrop và Fostex đang chuẩn bị ra mắt thêm một phiên bản mới cho THX00 bên cạnh 2 bản Purpleheart (gỗ cẩm tím) và Mahogany (gỗ gụ hồng). Do đặc tính của gỗ chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều tới chất âm, mẫu THX00 sắp ra đời chắc chắn sẽ là một lựa chọn bổ sung tuyệt vời cho người yêu Fostex.
Tai nghe over-ear dạng mở Massdrop x AKG K7XX
AKG k7XX
Dù đều là những hãng âm thanh tên tuổi nhưng nếu xét về mặt tiếng tăm cả Fostex và Grace Design đều không thể sánh được với hãng tai nghe AKG (Áo), nay đã về tay tập đoàn Harman Kardon.
Vậy Massdrop mang được giá trị gì cho một tên tuổi giàu truyền thống như AKG? Câu trả lời là sự trưởng thành cho dòng tai nghe quan trọng nhất của hãng tai nghe Áo: series K7. Ra mắt từ 2006, chiếc K701 của AKG đã luôn được ca ngợi nhờ sở hữu chi tiết và âm trường vượt mặt những người láng giềng huyền thoại như Sennheiser HD600, HD650 và Byerdynamic DT880. Thế nhưng, K701 cũng có rất nhiều điểm yếu: giá khởi điểm vào năm 2006 lên tới 450 USD, trải nghiệm sử dụng khó chịu vì các gờ nổi trên headband, quá kén amp vì độ nhạy thấp và đặc biệt là chất âm quá thiếu bass (một phần là do kén amp). 2 phiên bản tiếp theo là K702 và Q701 lần lượt khắc phục một số điểm yếu; K702 cho phép thay dây nối để cải thiện chất âm còn Q701 được tùy chỉnh âm thanh để trở nên ấm áp hơn một chút. Thế nhưng, cả 2 phiên bản này vẫn tiếp tục mắc phải lỗi headband, vẫn khó kéo và vẫn thuộc nhóm thiếu nhạc tính.
Không hiểu vì lý do gì AKG vẫn giữ lại thiết kế headband ngớ ngẩn này cho tới tận bây giờ
Đáng tiếc nhất, nhiều mẫu Q701 ra đời vào thời điểm AKG vừa được bán cho Harman Kardon và chuyển dịch khâu sản xuất về Trung Quốc. Kết quả là Q701, mẫu tai nghe mang tên gọi của producer huyền thoại Quincy Jones bỗng dưng lại gặp hiện tượng rè bass do lỗi driver, dễ chết củ tai do dây nối quá mỏng và cuối cùng là dễ vỡ vì chất liệu nhựa quá kém cỏi.
May mắn là sự ra đời của 2 mẫu tai nghe tuyệt vời đã hồi sinh cho series 7 của AKG: K702 65th Anniversary và K712Pro. Loại bỏ thiết kế headband ngớ ngẩn của 3 đàn anh và đưa mức chất lượng trở về thời kỳ còn sản xuất tại Áo, cả K702 Annie lẫn K712Pro đều nhanh chóng thu phục được cảm tình của các fan AKG kỳ cựu.
Không phải vô cớ mà chúng tôi dành phần lớn bài giới thiệu về k7XX để nói về các đàn anh của mẫu tai nghe này. Nói một cách đơn giản, k7XX là thành quả từ 10 năm tự học hỏi của AKG, khi tất cả những vấn đề về chất âm, về chất lượng chế tác và cả về mức giá đã được giải quyết. Ở mức giá bán ra chỉ 200 USD (tức là rẻ hơn AKG K712 ở thời điểm hiện tại tới 100 USD), k7XX có thế mạnh âm trường và chi tiết của các đàn anh giá cao, có tổng thể ấm áp đầy nhạc tính của K712Pro và K702 Annie, có chất lượng chế tác của thời kỳ Made in Austria và đặc biệt... dễ kéo. Lần đầu tiên, người đam mê âm thanh được tận hưởng phiên bản hoàn thiện của chất âm AKG trứ danh ở mức giá chỉ ngang ngửa với những chiếc Sennheiser HD598 hay Sony MA900.
Trong suốt 2 năm qua, k7XX, THX00 và m9XX đã liên tiếp được tung hô là "bộ 3 huyền thoại" của Massdrop, thuyết phục giới audiophile khó tính rằng ngay cả một trang web mua chung cũng có thể trở thành một thế lực
Không chỉ là một trang web mang các sản phẩm audiophile tên tuổi ở mức giá dễ chịu hơn giá thông thường tới người dùng, Massdrop còn trực tiếp làm việc với các hãng sản xuất để tạo ra các mẫu tai nghe, amp/DAC độc quyền. Và tất cả chúng đều tuyệt vời.
Chuyên trang đánh giá các lĩnh vực về công nghệ , đời sống , phim ảnh , xe hơi . Đánh giá xe , đánh giá công nghệ , đánh giá phim , đánh giá về game , đánh giá ứng dụng một cách chi tiết , trung thực . Hãy vào đây , các bạn sẽ được tư vấn về các lĩnh vực bạn quan tâm một cách tốt nhất.
Nếu bạn chọn ra một khái niệm quan trọng nhất liên quan tới kinh phí khi "chơi" tai nghe thì chắc chắn các audiophile sẽ lựa chọn con số p/p, tức price (giá thành)/performance (hiệu năng/giá trị mang lại). Điều đó có nghĩa rằng ngay cả khoản tiền (ví dụ) 5 triệu đồng cũng sẽ không phải là quá lớn nếu như các nhà sản xuất thuyết phục được người dùng rằng sản phẩm 5 triệu là một món hời khi mang lại chất âm không thua kém những sản phẩm 10 triệu, 15 triệu đồng.
Nhưng rõ ràng là trên bất cứ lĩnh vực nào, bạn không thể cứ mãi hạ giá sản phẩm mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng. Những linh kiện dù nhỏ nhặt nhất vẫn là một phần tạo ra tổng thể âm thanh, và cuối cùng các nhà sản xuất phải tìm được điểm cân bằng giữa price và performance. Nói cách khác, chiến lược hạ giá thành sản xuất sẽ có ngày đi tới điểm giới hạn về chất âm. Cuối cùng thì kinh doanh vẫn phải sinh lời, và những chiếc tai nghe 5 triệu đồng không sớm thì muộn cũng sẽ đạt tới giới hạn trong cuộc chơi "cắt giảm chi phí sản xuất".
Thật may mắn, thị trường âm thanh vẫn còn có một cách khác để tối ưu giá trị mang lại tới người nghe. Điều gì sẽ xảy ra nếu như 500 người cùng "hứa" sẽ mua một chiếc tai nghe 250 USD? Nhà sản xuất có thể yên tâm xuất xưởng 500 chiếc tai nghe tới người dùng mà không lo về chi phí kho bãi, chiết khấu cho các chuỗi bán lẻ... Một mô hình như vậy sẽ giúp giảm chi phí cho nhà sản xuất, và khoản chi phí tiết kiệm này sẽ trở về tay người tiêu dùng, giúp mang lại những sản phẩm có chỉ số price/performance cao hơn trước.
Mô hình kể trên đã được hiện thực hóa bởi Massdrop, một startup chưa đầy 5 năm tuổi do 2 cựu sinh viên gốc Á của Đại học Toronto sáng lập. Các mặt hàng được đưa lên Massdrop phủ sóng tất cả các lĩnh vực, nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các lĩnh vực có khá ít người chơi và quy mô sản xuất cũng thường nhỏ lẻ như tai nghe audiophile. Rất nhiều hãng tai nghe, loa và amp/DAC đình đám đã bước chân lên Massdrop, từ những huyền thoại Âu Mỹ như AKG, Beyerdynamic, Grado, các tên tuổi Nhật Bản được yêu quý như Fostex, Audio Technica cho tới các hãng Trung Quốc non trẻ như Gustard và xDuoo.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ không đề cập tới tất cả những sản phẩm audiophile chất lượng cao đã từng xuất hiện trên Massdrop, bởi đơn giản là chúng quá, quá nhiều. Thay vào đó, chúng tôi sẽ chỉ nhắc tới các mẫu tai nghe, amp/DAC độc quyền cho Massdrop, bao gồm cả các sản phẩm "sẽ không bao giờ tồn tại nếu không có Massdrop" theo khẳng định từ chính các nhà sản xuất. Theo đúng tôn chỉ của trang web này, đây sẽ là những thiết bị âm thanh chất lượng nhất trên mức giá hấp dẫn nhất.
DAC/amp Grace Design x Massdrop m9XX
giá thành bỏ ra
Grace Design x Massdrop m9XX.
Là ngôi sao sáng nhất của cuộc cách mạng amp/DAC tầm trung, m9XX cũng có thể coi là sản phẩm đưa Massdrop lên bản đồ thế giới tai nghe cao cấp. Không phải vô cớ mà chiếc amp/DAC "rút gọn" từ mẫu m920 trị giá 2.000 USD của Grace Design lại được tán thưởng tới vậy: về mặt chất âm, m9XX là điểm dừng giữa 2 huyền thoại Chord Mojo và iDSD Micro, đủ chi tiết nhưng cũng đủ nhạc tính để làm vừa lòng bất cứ audiophile nào. Về sức mạnh, m9XX đủ sức để kéo những chiếc tai nghe khó nhằn như HD800S nhưng cũng rất thân thiện với những chiếc tai nghe trở thấp của Grado hay Audio Technica. Về tính năng, m9XX có đầy đủ kết nối USB và Toslink, có hai cổng đầu vào để đảm bảo tín hiệu "sạch" nhất, có 2 cổng ra cho tai nghe và đặc biệt là có màn hình LED cùng cơ chế điều khiển thông minh chỉ qua một nút bấm duy nhất tích hợp vào núm volume.
Tất cả gói gọn trong thân hình nhỏ gọn chỉ nhỉnh hơn đôi chút so với... chiếc bánh trưng rán bạn ăn cho bữa sáng.
Dĩ nhiên, công việc thiết kế và sản xuất m9XX là do Grace Design sản xuất. Thế nhưng, Massdrop mới là người đã trực tiếp liên hệ với Grace để mang chất âm của m920 (vốn là sản phẩm có nhiều tính năng phục vụ cho các kỹ sư âm thanh chuyên nghiệp) xuống mức giá chỉ 500 USD, cùng lúc đánh bại cả những lựa chọn "pro" như Benchmark DAC1 hoặc Apogee Mini DAC. Cũng với chiếc amp/DAC này, Massdrop đã bắt đầu sở hữu một lựa chọn tuyệt vời để làm nguồn phát cho những chiếc tai nghe giá rẻ.
Tai nghe over-ear dạng đóng Fostex x Massdrop THX00
Là sản phẩm ra đời từ sự kết hợp giữa hãng âm thanh Nhật Bản Fostex và Massdrop, THX00 cũng là một "hiện tượng" của làng audiophile năm vừa qua. Mới thoạt nhìn, bạn có lẽ sẽ liên tưởng THX00 tới mẫu Denon D7000 (1000 USD) rất được ưa chuộng, song chiếc tai nghe 400 USD của Massdrop lại là đàn em trực tiếp từ mẫu đầu bảng TH900 của Fostex, vốn được bán với giá 1300 USD.
Phiên bản Purpleheart của Fostex x Massdrop THX00.
Cũng bởi vậy mà THX00 thừa hưởng những đặc tính âm thanh của cả D700 và TH900: nếu bạn vừa thích nghe nhạc để tận hưởng, vừa thích nghe nhạc để tìm tòi phân tích các chi tiết trong bài nhạc, THX00 là lựa chọn dành cho bạn. Gần như chắc chắn các audiophile sẽ xếp hạng THX00 là một mẫu closed back dành cho basshead (người cuồng bass), song đây chắc chắn không phải là "anh em" của Beats Studio. Trái lại, THX00 là phiên bản giàu bass của TH900, thừa hưởng rất nhiều điểm mạnh từ đàn anh nghìn đô của mình: bạn sẽ khó có thể tin được một mẫu closed-back 400 đô như THX00 lại có treb tơi, mid ngọt ngào và âm trường rộng rãi với vậy. Không thực sự sắc bén như TH900 và do đó có thể coi là kém "hi-fi" hơn, THX00 ghi điểm nhờ tổng thể âm thanh thực sự giàu nhạc tính để bạn tận hưởng bất cứ thể loại nào, từ những bản Jazz Vocals mùi mẫn cho tới những nhịp Hip-hop rất nảy, từ Symphonic Metal hùng tráng cho tới các bản Indie Pop vui nhộn.
Mức giá 400 USD vẫn chưa hẳn là nằm trong tầm với của tất cả mọi người, song chất âm của THX00 quả thực có thể thuyết phục bất cứ một người yêu nhạc nào, từ những người mới do dự bước chân vào cuộc chơi audio cho tới những tay chơi sành sỏi.
Phiên bản Mahogany của Fostex x Massdrop THX00.
Cuối cùng, ngoại hình hoàn mỹ cho phép THX00 có thể chiếm ngôi đầu bảng trong bất cứ một cuộc thi "hoa hậu tai nghe" nào, đánh bật cả những cô nàng cá tính như V-MODA M100 lẫn những quý bà như Sennheiser HD598. Hiện tại, Massdrop và Fostex đang chuẩn bị ra mắt thêm một phiên bản mới cho THX00 bên cạnh 2 bản Purpleheart (gỗ cẩm tím) và Mahogany (gỗ gụ hồng). Do đặc tính của gỗ chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều tới chất âm, mẫu THX00 sắp ra đời chắc chắn sẽ là một lựa chọn bổ sung tuyệt vời cho người yêu Fostex.
Tai nghe over-ear dạng mở Massdrop x AKG K7XX
AKG k7XX
Dù đều là những hãng âm thanh tên tuổi nhưng nếu xét về mặt tiếng tăm cả Fostex và Grace Design đều không thể sánh được với hãng tai nghe AKG (Áo), nay đã về tay tập đoàn Harman Kardon.
Vậy Massdrop mang được giá trị gì cho một tên tuổi giàu truyền thống như AKG? Câu trả lời là sự trưởng thành cho dòng tai nghe quan trọng nhất của hãng tai nghe Áo: series K7. Ra mắt từ 2006, chiếc K701 của AKG đã luôn được ca ngợi nhờ sở hữu chi tiết và âm trường vượt mặt những người láng giềng huyền thoại như Sennheiser HD600, HD650 và Byerdynamic DT880. Thế nhưng, K701 cũng có rất nhiều điểm yếu: giá khởi điểm vào năm 2006 lên tới 450 USD, trải nghiệm sử dụng khó chịu vì các gờ nổi trên headband, quá kén amp vì độ nhạy thấp và đặc biệt là chất âm quá thiếu bass (một phần là do kén amp). 2 phiên bản tiếp theo là K702 và Q701 lần lượt khắc phục một số điểm yếu; K702 cho phép thay dây nối để cải thiện chất âm còn Q701 được tùy chỉnh âm thanh để trở nên ấm áp hơn một chút. Thế nhưng, cả 2 phiên bản này vẫn tiếp tục mắc phải lỗi headband, vẫn khó kéo và vẫn thuộc nhóm thiếu nhạc tính.
Không hiểu vì lý do gì AKG vẫn giữ lại thiết kế headband ngớ ngẩn này cho tới tận bây giờ
Đáng tiếc nhất, nhiều mẫu Q701 ra đời vào thời điểm AKG vừa được bán cho Harman Kardon và chuyển dịch khâu sản xuất về Trung Quốc. Kết quả là Q701, mẫu tai nghe mang tên gọi của producer huyền thoại Quincy Jones bỗng dưng lại gặp hiện tượng rè bass do lỗi driver, dễ chết củ tai do dây nối quá mỏng và cuối cùng là dễ vỡ vì chất liệu nhựa quá kém cỏi.
May mắn là sự ra đời của 2 mẫu tai nghe tuyệt vời đã hồi sinh cho series 7 của AKG: K702 65th Anniversary và K712Pro. Loại bỏ thiết kế headband ngớ ngẩn của 3 đàn anh và đưa mức chất lượng trở về thời kỳ còn sản xuất tại Áo, cả K702 Annie lẫn K712Pro đều nhanh chóng thu phục được cảm tình của các fan AKG kỳ cựu.
Không phải vô cớ mà chúng tôi dành phần lớn bài giới thiệu về k7XX để nói về các đàn anh của mẫu tai nghe này. Nói một cách đơn giản, k7XX là thành quả từ 10 năm tự học hỏi của AKG, khi tất cả những vấn đề về chất âm, về chất lượng chế tác và cả về mức giá đã được giải quyết. Ở mức giá bán ra chỉ 200 USD (tức là rẻ hơn AKG K712 ở thời điểm hiện tại tới 100 USD), k7XX có thế mạnh âm trường và chi tiết của các đàn anh giá cao, có tổng thể ấm áp đầy nhạc tính của K712Pro và K702 Annie, có chất lượng chế tác của thời kỳ Made in Austria và đặc biệt... dễ kéo. Lần đầu tiên, người đam mê âm thanh được tận hưởng phiên bản hoàn thiện của chất âm AKG trứ danh ở mức giá chỉ ngang ngửa với những chiếc Sennheiser HD598 hay Sony MA900.
Trong suốt 2 năm qua, k7XX, THX00 và m9XX đã liên tiếp được tung hô là "bộ 3 huyền thoại" của Massdrop, thuyết phục giới audiophile khó tính rằng ngay cả một trang web mua chung cũng có thể trở thành một thế lực
Âm Thanh | |||||
Ảnh Số | |||||
Bảo Mật | |||||
Di Động |
Nhận xét
Đăng nhận xét